Phóng toVí không có cảnh đông tàn / Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuânTrong những phút chuyển giao giữa hai năm 2007 và 2008, trên diễn đàn trao đổi ý kiến của một nhóm trí thức người Việ" /> Phóng toVí không có cảnh đông tàn / Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuânTrong những phút chuyển giao giữa hai năm 2007 và 2008, trên diễn đàn trao đổi ý kiến của một nhóm trí thức người Việ" />

Câu Thơ Không Hy Vọng - Những Câu Thơ Hay Về Tình Yêu Và Cuộc Sống

Trong những phút chuyển giao giữa hai năm 2007 và 2008, trên diễn đàn trao đổi ý kiến của một nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài, nhân mọi người bàn về những hy vọng cho một năm mới ở quê nhà, tôi chợt nhớ đến hai câu thơ đã đọc đâu đó cách đây khá lâu, có lẽ khoảng 20 hay 25 năm trước:


U2j
G.jpg" alt="*">Phóng to

Ví không có cảnh đông tàn / Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Trong những phút chuyển giao giữa hai năm 2007 và 2008, trên diễn đàn trao đổi ý kiến của một nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài, nhân mọi người bàn về những hy vọng cho một năm mới ở quê nhà, tôi chợt nhớ đến hai câu thơ đã đọc đâu đó cách đây khá lâu, có lẽ khoảng 20 hay 25 năm trước:

Ví không có cảnh đông tàn

Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân

Không nhớ đọc ở đâu, trong báo nào, sách nào, chỉ nhớ được chú dẫn là thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau đó, cách đây độ 15 năm, nhân đọc cuốn Meigen no Uchigawa (Bên trong những danh ngôn) của các tác giả Kimura Shozaburo, Toyama Shigehiko và Murayama Yoshihiro (NXB Nihon Keizai Shinbun-sha, 1990), tôi ngạc nhiên bắt gặp câu thơ của thi sĩ Anh Percy Bysshe Shelley (1792-1822) có cùng nội dung với hai câu trên:

If winter comes, can spring be behind?

Câu này in trong tập Ode to the West Wind, được dịch sang tiếng Nhật là Bài phú Tây phong (không rõ dịch giả là ai nhưng dịch bằng lối văn rất cổ nên có thể đoán là bản dịch được thực hiện hồi cuối thể kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX). Đọc câu thơ dịch tiếng Nhật tôi thấy âm điệu của thơ hay hơn nguyên tác nhiều:

Fuyu korinaba haru tookaraji

(Nếu mùa đông không tới, mùa xuân sẽ còn xa vời vợi)

Shelley được biết là một thi sĩ lãng mạn, phóng túng, có tư tưởng cấp tiến, chủ trương tự do yêu đương, tự do biểu hiện lập trường chính trị và luôn đòi công bằng xã hội. Tuy những chủ trương này đương thời không được đón nhận, ông ta vẫn hy vọng vào một ngày mai sẽ được người đời có cái nhìn đồng cảm với mình hơn. Có lẽ tâm tình này đã được gói ghém trong câu thơ trên (ông mất sớm, ở tuổi 29, vì một tai nạn khi đi thuyền trên bờ biển nước Ý).

Bạn đang xem: Thơ không hy vọng

Mặt khác, về hai câu thơ tiếng Việt nói trên, gần đây tôi được nhà văn Vương Trí Nhàn xác nhận là ở trong bài Tự miễn (tự khuyên mình) in trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh (1890-1969). Nguyên văn chữ Hán là:

Một hữu đông tàn tiều tụy cảnh

Tương vô xuân noãn đích huy hoàng.

Bài thơ viết trong bước gian truân ở xứ người chắc chắn đã gói ghém niềm hy vọng của tác giả về một ngày mai tươi sáng cho mình và cho quê hương. Niềm hy vọng về một ngày mai thắng lợi hình như lại được khơi dậy vào cuối năm 1946 khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu và lúc đó nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ở trong một tình trạng vô cùng khó khăn. Theo giáo sư Bùi Trọng Liễu, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lúc đi kháng chiến có mang theo mình một cuốn vở học sinh trên đó có ghi câu: “Cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo, ta sẽ gặp mùa xuân”.

Không rõ Shelley và Hồ Chí Minh ngẫu nhiên có cùng một cảm hứng, một ý tưởng (“những tư tưởng lớn thường gặp nhau”) hay là Hồ Chí Minh đã có đọc thơ Shelley và lúc viết nhớ lại trong vô thức. Theo nhà văn Vương Trí Nhàn, đây cũng là chuyện thường thấy trong sáng tác.

Cũng có nhiều cách nói khác để diễn tả niềm hy vọng vào một ngày mai tươi đẹp (sau cơn mưa trời lại sáng, v.v...) nhưng đa số người Nhật vẫn thích câu thơ Fuyu korinaba haru tookaraji vì âm điệu của câu thơ rất hay. Đối với người Việt Nam chúng ta, hai câu thơ tiếng Việt đọc lên cũng nghe hay hơn câu tiếng Anh.

Câu thơ “hy vọng” từ bên trời Âu đầu thế kỷ XIX đã vượt đại lục đến Á châu trong thế kỷ XX, chắc chắn sẽ còn sống mãi ở thế kỷ XXI và xa hơn.

Tôi gọi tập thơ "Chồi biếc" của tác giả Nguyễn Hồng Vinh với cái tên như vậy. Đó cũng chính là thông điệp lớn nhất và xuyên suốt tập thơ của ông mà tôi cảm nhận. Khi con người mang trong tâm hồn mình niềm hy vọng và nói tới niềm hy vọng là lúc họ nhìn thấy ý nghĩa sống lớn lao nhất và hành động cho niềm hy vọng đó.


Tất cả những bài thơ trong tập thơ này, tác giả Nguyễn Hồng Vinh viết trong những ngày tháng đại dịch. Đó là những ngày tháng con người phải sống trong đe dọa, trong hiểm nguy, trong khó khăn và muôn vàn thách thức. Trong chính những ngày tháng ấy, con người Nguyễn Hồng Vinh đã sống như bao người khác trong khó khăn, thách thức và cả sự đe dọa của loài virus khủng khiếp này. Và chính trong hoàn cảnh ấy, ông đã cất lên giọng nói của mình. Giọng nói ấy vang lên ở nhiều cung bậc: Lúc thì thầm, lúc da diết, lúc trầm tĩnh, lúc sâu thẳm tư duy và có lúc vang lên như một tiếng kêu đau đớn về những mất mát cuộc đời của bao số phận.

Tập thơ này với những bài thơ về nhiều câu chuyện của đời sống, trong đó có câu chuyện về cuộc đấu tranh chống COVID, chuyện về những ký ức thời chiến tranh, chuyện về con người với những thăng trầm số phận. Nhưng cho dù bất cứ chuyện gì mà tác giả viết đều chỉ là hiện thực, là một chất liệu để nhà thơ chuyển đi những thông điệp mang tính triết lý cuộc đời.

Xem thêm: Không Có Hy Vọng ? Niềm Hy Vọng Của Tôi Là Gì

Tác giả Nguyễn Hồng Vinh là một nhà báo. Vì thế, ông quan sát đời sống này với cách nhìn của một nhà báo lão luyện. Nhưng thơ ca không phải là những bài báo tường thuật và phân tích những sự kiện của xã hội, thơ ca phải biến mọi sự kiện thông thường của đời sống xã hội thành những sự kiện của tâm hồn. Nó phải được rung lên và mã hóa tất cả hiện thực thô nháp của đời sống thành những tiếng vọng trong tâm hồn người viết và người đọc. Tác giả Nguyễn Hồng Vinh đã thực thi điều đó.


Trải qua gió dập, sóng dồi
Chỉ còn tin ở con người yêu thương
Chỉ còn tin ở quê hương
Nơi người mẹ, đã tảo tần sớm hôm…Chỉ còn nuôi dưỡng niềm mong
Người với người, sống nhân văn trọn tình!Giữa niềm đau khổ - hân hoan
Biết ai đồng điệu, trải lòng vì nhau?
Goóc-ki ơi, từ khổ đau
CON NGƯỜI - hai tiếng vang sâu lẽ đời!*

Không có con người, không có điều gọi là tình yêu thương hay rộng lớn hơn là lòng nhân ái trên thế gian này. Cho dù con người làm ra chiến tranh, làm ra vũ khí và làm ra những con virus giết chết bao con người vô tội trong lịch sử nhân loại mà không thấy máu chảy thì CON NGƯỜI vẫn là niềm hy vọng lớn nhất và duy nhất cho những điều tốt đẹp của thế gian.

Danh từ NGƯỜI trong thơ của tác giả Nguyễn Hồng Vinh hiện ra dưới nhiều hình thức. Đó là ông bà, cha mẹ, là vợ chồng, là con cháu, là bạn bè, là người quen người lạ… nhưng vẫn chỉ mang một bí mật kỳ diệu nhất đó là trái tim yêu thương và nhân ái. Cách nhìn nhận về con người là ý thức của chính con người, quan trọng hơn cả là lương tâm của một người viết.

Kể cả những bài thơ nói về những đau đớn, những lừa lọc, những tội lỗi của con người trong cuộc đời này thì cuối cùng trong "ngôi nhà bài thơ" ấy, tác giả Nguyễn Hồng Vinh lại nhóm lên một ngọn lửa rực ấm của niềm tin, niềm hy vọng vào con người. Cho dù thế nào thì tôi luôn luôn và mãi mãi coi đó chính là sứ mệnh lớn lao nhất của người cầm bút ở bất cứ nền chính trị nào, bất cứ nền văn hóa và tôn giáo nào. Khi một người cầm bút không vì con người, không thắp sáng lên niềm hy vọng cho con người thì đó là thứ "nhà văn của quỉ dữ"".

Anh thấu hiểu "giải mã" cho chính mìnhlà cuộc trường chinh
Khó nhất trong muôn vàn cái khó
Hạnh phúc là tự vượt lên chính mình
Đừng để trái tim nguội lạnh yêu tin!..

"Đừng để trái tim nguội lạnh". Đó là chân lý, đó là mệnh lệnh tối cao nhất đối với ý nghĩa sống của con người. Mọi vẻ đẹp sẽ biến mất trong mắt nhìn khi trái tim con người trở nên nguội lạnh. Đấy cũng chính là sự cảnh báo về một điều tồi tệ nhất của nhà thơ về thế gian này. Một trái tim nguội lạnh sẽ chứa trong nó sự vô cảm và độc ác. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà những người có lương tâm phải thừa nhận rằng: Đời sống vật chất của xã hội càng ngày càng đầy đủ, nhưng đời sống tinh thần đang vơi đi. Con virus mang tên COVID có thể tàn phá con người trong vài năm. Nhưng con virus mang tên ""trái tim nguội lạnh"" sẽ tàn phá con người mãi mãi nếu con người không nhận ra điều ấy và không đấu tranh chống lại chúng bằng lương tri của mình.

Đọc thơ của tác giả Nguyễn Hồng Vinh, đôi lúc tôi gặp những câu thơ mà tôi, một người làm thơ thấy thèm muốn như: "Cây và hoa, là đại sứ vĩnh hằng". Những câu thơ như vậy không phải sinh ra từ "phép tu từ" mà sinh ra từ trải nghiệm sống. Nó vang lên tự nhiên và giản dị lạ thường. Nếu cây và hoa làm đại sứ thì đấy chính là những vị đại sứ tin cậy và hóa giải tất cả mọi bất đồng, thù hận của con người. Vị đại sứ "cây và hoa" ấy còn có một tên gọi khác là CÁI ĐẸP.

Người làng Chùa của tôi có viết lên tường của ngôi đình cổ dòng chữ: "Con chim không thể rời xa bầu trời, con cá không thể rời xa hồ nước và thơ ca không thể rời xa con người". Tôi muốn dùng câu nói này để nói về thơ Nguyễn Hồng Vinh. Ông đã không rời xa con người. Ông nổi giận về sự giá lạnh, tham lam và độc ác của con người với một trái tim thương cảm và đau đớn. Nhưng ông lại luôn tìm thấy những điều tốt đẹp nhất từ con người. Ông luôn đặt cược lòng tin vào chính con người. Và với tôi, đó là đạo của người cầm bút.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *