7 Cách Xây Uy Tín Dựng Niềm Tin Của Khách Hàng, Cách Xây Dựng Uy Tín Cho Bản Thân

Xây dựng niềm tin với khách hàng là điều vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tăng cơ hội bán hàng và phát triển. Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng lòng tin nơi khách hàng một cách hiệu quả. Cùng Vbee.ai tìm hiểu ngay một số cách sau đây nhé.

Bạn đang xem: Xây uy tín dựng niềm tin


Các cách xây dựng niềm tin với khách hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Xây dựng niềm tin với khách hàng mang lại vô số lợi ích cho doanh nghiệp. Nó vừa giúp doanh nghiệp xây dựng được tệp khách hàng trung thành, vừa giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mới thông qua việc khách hàng giới thiệu cho người thân, bạn bè của mình. Từ đó doanh nghiệp có thể tăng cơ hội bán hàng và tăng lợi nhuận hiệu quả.

Dưới đây là một số cách xây dựng niềm tin với khách hàng doanh nghiệp có thể tham khảo:

1. Sản phẩm chất lượng

Chất lượng sản phẩm là một yếu tố xây dựng niềm tin với khách hàng vô cùng hiệu quả. Bởi khi khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ có thể trở thành những khách hàng trung thành lâu dài. Hay thậm chí là họ sẽ giới thiệu cho cả người thân, bạn bè của mình cùng trải nghiệm.

Ngược lại, nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quá tệ, không giống với quảng cáo hay lời tư vấn, họ sẽ cảm thấy thất vọng. Hay thậm chí là có cảm giác bị lừa và họ sẽ không bao giờ quay lại với doanh nghiệp một lần nữa.

*

Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh doanh nghiệp không thể lường trước trong quá trình khách hàng mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Và điều đó có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, bên cạnh việc quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cũng cần quan tâm, chăm sóc khách hàng. Hãy cho khách hàng thấy rằng bạn luôn lắng nghe và sẵn sàng hỗ trợ kịp thời khi mỗi khi họ cần.

3. Xây dựng lòng tin khách hàng bằng cách hỗ trợ khách hàng 24/7

Một trong những điều quan trọng giúp nâng cao trải nghiệm cũng như xây dựng niềm tin với khách hàng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua, đó là hỗ trợ khách hàng 24/7. Hãy tư vấn, giải đáp và hỗ trợ khách hàng một cách nhanh nhất mỗi khi họ cần.

Hãy đưa ra thông tin liên hệ nhiều kênh khác nhau như website, số điện thoại hoặc chatbot để khách hàng có thể lựa chọn. Trong trường hợp không có nhân viên túc trực 24/7, doanh nghiệp có thể lựa chọn giải pháp tổng đài trợ lý ảo với tính năng trả lời tự động giúp giải quyết hiệu quả nhất vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Điển hình như tổng đài ảo Vbee AICall có khả năng thực hiện các cuộc gọi tới khách hàng hoàn toàn tự động dựa trên các kịch bản đã được xây dựng sẵn nhờ ứng dụng cộng nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói. Đồng thời cho phép khách hàng tương tác với hệ thống phím bấm thông minh. Vbee AICall hiện được xem là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp gửi các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thông báo, khảo sát hoặc các cảnh báo… giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng.

*
Vbee AICall – một giải pháp chăm sóc khách hàng tối ưu và là cách ngăn chặn khách hàng rời bỏ doanh nghiệp hiệu quả.

4. Triển khai chương trình khách hàng thân thiết

Xây dựng niềm tin với khách hàng bằng cách triển khai các chương trình khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành cũng là một cách khả thi doanh nghiệp nên cân nhắc. Doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều chương trình tri ân, ưu đãi hay khuyến mại khác nhau nhưng hay để khách hàng thấy được họ là nhân vật đặc biệt và họ đang được quan tâm. Điều này sẽ giúp nâng cao thiện cảm của khách hàng, nâng cao khả năng khách hàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Hay thậm chí là giới thiệu những khách hàng mới.

5. Cung cấp chi tiết thông tin sản phẩm

Đưa ra các thông tin chi tiết về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được niềm tin cũng như nâng cao tỷ lệ mua sản phẩm. Ví dụ như với sản phẩm đồ gia dụng, doanh nghiệp nên đưa ra chi tiết các thông tin về trọng lượng, chất liệu, màu sắc, chức năng hay hướng dẫn sử dụng…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đưa thêm nhiều hình ảnh hay video về sản phẩm để giúp khách hàng thấy được tính năng, chất lượng sản phẩm. Từ đó, họ càng tin tưởng và càng có khả năng cao mua sản phẩm.

*

Cung cấp thông tin doanh nghiệp chi tiết giúp nâng cao mức độ uy tín và càng giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin với khách hàng hiệu quả. Trên thực tế, so với một website bán hàng có thông tin sơ sài, một website có đầy đủ thông tin về địa chỉ cũng như cách thức liên lạc của doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ, an tâm hơn khi mua và sử dụng. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên chú ý đến điều này để tạo dựng lòng tin nơi khách hàng.

7. Bảo mật thông tin khách hàng

Lộ thông tin cá nhân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nguy hiểm, là điều mà không khách hàng nào mong muốn. Và đương nhiên, nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ rất khó để doanh nghiệp giữ chân khách hàng của mình. Vì vậy, doanh nghiệp nên nâng cao hệ thống bảo mật của mình để tạo ra các trải nghiệm mua sắm an toàn cho khách hàng.

8. Tạo điều kiện giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu

Khách hàng càng dễ tiếp cận với thương hiệu thì mức độ tin tưởng của họ càng lớn. Do vậy, doanh nghiệp có thể tăng khả năng tiếp cận khách hàng bằng cách triển khai các hoạt động tiếp thị, quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Không chỉ đơn thuần giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, điều này còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm được nhiều khách hàng mới. Tăng cơ hội bán hàng cũng như doanh thu hiệu quả.

*

Trên đây là những chia sẻ về cách xây dựng niềm tin với khách hàng. Hy vọng thông qua việc áp dụng những chia sẻ này, doanh nghiệp sẽ ngày càng tạo được lòng tin với khách hàng và ngày càng phát triển.

Nguồn tham khảo:

Muốn khách hàng tìm đến bạn, trước hết bạn phải làm cho họ tin tưởng bạn. Họ cần có niềm tin rằng thông điệp của bạn luôn chính xác, bạn không phải là kẻ “treo đầu dê, bán thịt chó” và nếu có bất cứ sự cố gì, bạn sẽ hỗ trợ họ hết mình.

Xem thêm: Giá trị của niềm hi vọng trong cuộc sống, nghị luận xã hội về hi vọng chọn lọc hay nhất

Vấn đề ở đây là xây dựng niềm tin không phải là chuyện ngày một ngày hai, hoặc có thể làm được bằng các mánh lới quảng cáo. Các công ty đã từng đánh mất lòng tin của người tiêu dùng đều biết rất rõ điều này. Khi những công ty này cố gắng sửa chữa hình ảnh của mình, họ nhận ra rằng đổ tiền vào quảng cáo không thể chặn lạ suy nghĩ tiêu cực trong tâm trí của người tiêu dùng. Bạn không thể ép buộc người khác tin tưởng bạn, và bạn cũng không thể dùng mánh khóe để khiến người khác tin tưởng mình.

Thay vào đó, bạn phải giành được sự tin tưởng của người tiêu dùng một cách tự nhiên. Nhưng làm thế nào bạn có thể đạt được điều này?

1. Cải thiện khả năng bảo mật của bạn

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn cảm thấy an toàn khi họ đến mua hàng của bạn. Ngay cả khi bạn không bán sản phẩm thông qua các trang thương mại điện tử, khách hàng vẫn sẽ truy cập vào trang web của bạn, và mức độ an toàn mà họ cảm thấy tại đây có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tin tưởng vào thương hiệu.

Ví dụ: Nếu bạn cứ “bỏ bom thư” (spam) quảng cáo hoặc tạo ra một quy trình thanh toán phức tạp và khó hiểu, khách hàng có thể nghi ngờ rằng nền tảng của bạn không an toàn. Chính vì thế, bạn nên tăng cường hệ thống bảo mật của mình với cơ chế bảo vệ SSL cơ bản; sử dụng các phương thức thanh toán đáng tin cậy; và hiển thị rõ các dấu chứng nhận bảo đảm mà bạn đã được nhận.

*

2. Giúp mọi người tìm thấy thương hiệu của bạn một cách dễ dàng

Các hoạt động trên mạng xã hội có thể giúp bạn theo nhiều cách. Bạn sẽ thấy thương hiệu của mình được nhiều người biết đến hơn, thu hút nhiều người theo dõi (followers) hơn và dần dà bạn thấy rằng những người này sẽ có thêm thiện cảm với thương hiệu của bạn. Càng quảng bá thương hiệu của mình càng lâu, bạn càng nhanh chóng xây dựng được sự tin tưởng.

Một trong những điểm mạnh của việc xây dựng thương hiệu qua mạng xã hội là sự linh hoạt: bạn có thể cung cấp nội dung từ website, tương tác với người dùng mới và cũ, đăng hình ảnh & video, hoặc cập nhật tin tức và thông tin cho khách hàng. Điều quan trọng ở đây là phải luôn ở thế chủ động, và hoạt động liên tục.

3. Hứa ít làm nhiều

Niềm tin của người tiêu dùng ngày nay không còn cao như xưa, với một lý do là khách hàng cảm thấy họ dễ bị lừa dối hơn. Bất cứ lúc nào khách hàng cảm thấy bị một thương hiệu lừa dối, họ sẽ chia tay với thương hiệu đó ngay và luôn.

Do đó, tốt nhất là bạn nên hướng đến việc “hứa ít, làm nhiều”. Nếu bạn mất 1 tuần cho khâu vận chuyển hàng hoá đến tay khách hàng, hãy nói với họ rằng phải mất đến 2 tuần. Nếu một sản phẩm có vòng đời 10 năm, hãy cam kết với khách hàng rằng sản phẩm đó được bảo hành 8 năm. Bằng cách đó, bạn sẽ không bao giờ lâm vào nguy cơ phá vỡ lời hứa với khác hàng (ít nhất là không phải với đa số khách hàng).

4. Khách hàng là Thượng đế

Sự tin tưởng sẽ bị thử thách mỗi khi khách hàng gặp phải vấn đề gì đó. Nếu họ nhận được trải nghiệm hậu mãi nhanh chóng, hữu ích và đáng nhớ, họ sẽ nghĩ đến bạn như là một thương hiệu đáng tin cậy.

Nhưng nếu bạn chăm sóc khách hàng quá kém, bạn sẽ mất khách hàng mãi mãi và danh tiếng của thương hiệu bị ảnh hưởng. Bất cứ khi nào bạn có thể, hãy dồn hết sức cho khâu chăm sóc khách hàng. Đừng chỉ chú tâm vào việc chi tiêu làm sao cho hiệu quả, thay vào đó hãy đảm bảo khách hàng của bạn cảm thấy được lắng nghe và đánh giá cao, và sẵn sàng làm mọi thứ để làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc.

*

5. Cá nhân hóa thương hiệu

Điều này giúp thương hiệu của bạn trở nên riêng biệt hơn. Đừng sử dụng những kịch bản và công thức quen thuộc; thay vào đó, hãy khuyến khích nhân viên của bạn phát biểu chân thành và tương tác với khách hàng bằng những tình cảm thật sự.

Sự thay đổi nhỏ này sẽ làm cho thương hiệu của bạn có “chất người” hơn, và có thể khiến cho khách hàng có ấn tượng mạnh mẽ hơn.

6. Giao tiếp nhiều hơn

Đừng bao giờ để khách hàng mù mờ thông tin, và tốt nhất hãy nói chuyện thật nhiều với khách hàng. Hãy cởi mở và minh bạch về các mục tiêu và quy trình của bạn, và nếu có sự cố, hãy chủ động thừa nhận lỗi sai. Nếu khách hàng phát hiện bạn cố tình giấu giếm chi tiết nào đó hoặc bỏ lơ quá trình giao tiếp, niềm tin mà bạn đã cố xây dựng với khách hàng có thể sẽ bị sụp đổ.

7. Luôn sẵn sàng trả lời

Điều quan trọng là thương hiệu của bạn phải luôn luôn hiện hữu khi có người cần. Trên trang web của bạn, việc luôn hiển thị số điện thoại hoặc chatbox sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate), vì khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng họ có thể nói chuyện với công ty của bạn vào bất kỳ lúc nào họ muốn.

Mặt khác, hãy đảm bảo khách hàng luôn có nhiều lựa chọn để liên lạc. Nếu bạn có một nhân viên chuyên phụ trách một tài khoản khách hàng nào đó, hãy cho khách hàng ấy số điện thoại di động của người đó để đề phòng những trường hợp khẩn cấp.

Việc xây dựng niềm tin không phải là chuyện ngày một ngày hai, và cũng không hề đơn giản một tí nào, nhưng 7 bí quyết kể trên có thể khiến bạn đi đúng hướng. Khi đã làm được 7 điều này, chiến lược mạnh mẽ nhất của bạn sẽ chính là sự nhất quán. Bạn càng nhất quán với đặc tính thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như với chất lượng sản phẩm/dịch vụ, thì ngày càng có nhiều khách hàng trung thành với bạn và danh tiếng của bạn sẽ ngày một tăng lên.

Thật không may, ngay cả các chiến lược tốt nhất cũng phải đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn mới gặt hái được thành quả. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ!

Bên cạnh 7 cách chúng tôi giới thiệu trên, để khách hàng có niềm tin mạnh mẽ với doanh nghiệp, hoạt động quản trị và chăm sóc khách hàng cần được chú trọng.

Fast
Work CRM
là một trong những giải pháp quản trị và chăm sóc khách hàng toàn diện nổi bật hiện nay. Với các tính năng như email marketing, quản lý cơ hội khách hàng, quản lý khách hàng, quản lý liên hệ, quản lý cơ hội bán hàng, quản lý báo giá, quản lý hợp đồng, quản lý chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, Fast
Work CRM đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp B2B.

Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm giải pháp nâng cao hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng, đừng quên tìm hiểu Fast
Work CRM nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *